Thursday, April 19, 2018

Đau dây thần kinh sau zona

Zona là một căn bệnh được hình thành từ loại virus có tên Herpes zoster, thường chỉ xuất hiện một lần trong đời, do sau khi chữa trị, cơ thể sẽ hình thành nên một kháng thể có thể giúp miễn dịch với virus, nên bệnh sẽ không tái phát.


Khi virus Herpes zoster đi vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào bộ rễ thần kinh tủy sống, ảnh hưởng tới hệ thống dây thần kinh liên sườn. Thông thường bệnh sẽ biểu hiện ở một bên cơ thể. Virus Herpes zoster ảnh hưởng khắp các phân bố của hệ thống thần kinh liên sườn, gây ra biểu hiện đau rát ban đầu, sau đó loạt mụn nước sẽ nổi lên theo chính phân bố đó, kèm theo những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, nghỉ ngơi và tinh thần của người bệnh.

Dấu hiệu đau rát báo hiệu virus Herpes zoster xâm nhập thường bị bệnh nhân bỏ qua cho đến sau 72 giờ, lúc này chúng đã tấn công và gây tổn thương hàng loạt lên hệ thống rễ và dây thần kinh, nên khó lòng điều trị dứt điểm ngay và dễ để lại biến chứng sau điều trị.

Sau đợt điều trị zona cấp tính, những loạt mụn sẽ khô và bong vảy, để lại sẹo lâu dài. Tuy nhiên cơn đau dây thần kinh liên sườn thì vẫn chưa kết thúc, nó sẽ vẫn kéo dài khoảng 1 tháng, thậm chí là lâu hơn sau đó, được gọi là đau dây thần kinh sau zona.

Tỷ lệ mắc zona là 1.5 – 3% dân số mỗi năm, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 45, và tỷ lệ biến chứng đau dây thần kinh sau zona là khoảng 1/3 trong số người bệnh đó. Đau dây thần kinh zona sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, dẫn đến tinh thần và thể trạng tụt giảm. Có những trường hợp các cơn đau này bám trụ dai dẳng đến cả năm sau điều trị.

Thực tế thuốc đặc trị dành cho chứng đau dây thần kinh hậu zona vẫn chưa được công bố, thường các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm thông thường, ví dụ như paracetamol, aspirin, thuốc giảm đau không steroid như piloxicam, tenoxicam, meloxicam…

Các loại thuốc này có thể chia thành nhóm thuốc uống, nhóm thuốc dùng ngoài da và nhóm thuốc tiêm, tùy vào tình trạng và khả năng hấp thụ của người bệnh mà áp dụng loại phù hợp


Nhóm thuốc Opioids: dành cho những bệnh nhân bị đau dữ dội, là các dẫn xuất của thuốc phiện, và có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, choáng váng, buồn nôn, táo bón.

Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng: desipramin, nortryptylin, amitriptylin, được sử dụng trước lúc đi ngủ vì thuốc gây tác dụng phụ laf buồn ngủ, ngoài ra còn có chứng lú lẫn, mắt mờ, khô miệng, táo bón…). Amitriptylin hạn chế dùng cho người già.

Gabapentin: có thể tăng liều dùng nếu cần thiết, tác dụng phụ có thể gây ra là buồn ngủ, choáng váng, rung giật nhãn cầu.



Capsaicin dạng kem bôi: lưu ý dùng sản phẩm bôi ngoài da khi các nốt mụn đã lành, ngày bôi 3 – 4 lần.

Lidocain (băng dán 5%): dán trực tiếp lên vùng da bị đau, dùng tối đa trong 12 tiếng, có thể dùng nhiều miếng dán hoặc cắt ra để phủ đủ vùng đau.

Myehyl prednisolon acetat: dùng khi cơn đau dữ dội kéo dài, tiêm vùng khoang dưới mạng nhện của tủy sống và phải được thực hiện bởi bác sĩ da liễu chuyên môn.

Thủy châm: neurobion, terneurin, dibencozid pha trộn với lidocain tiêm vào huyệt hoặc bắp tùy loại, tác dụng tăng cường dinh dưỡng và giảm đau. Thủy châm cần tránh các huyệt đầu ngón trên tứ chi, huyệt đầu mặt, huyệt khe khớp (độc tỵ, tất nhãn, kiên ngung), huyệt nằm trên đường đi của dây thần kinh chính (ngoại quan, nội quan), huyệt nằm trên mạch máu lớn. Cũng không thủy châm nhiều huyệt trong một lần thực hiện.

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

No comments:

Post a Comment